Nhổ răng khôn có đau không? Chăm sóc sau nhổ răng như thế nào?

Răng khôn là 4 chiếc răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Vậy răng khôn có cần nhổ không và nhổ răng khôn có đau không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn bởi ThS. BS Trần Phương Bình – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Nha khoa MedDental. 

 

Răng khôn là gì? 

Răng khôn trong dân gian hay gọi là răng cấm, về ngôn ngữ khoa học, răng khôn là răng số 8, mọc ở cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 – 25 tuổi. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng sẽ mọc răng khôn, có người có hoặc không mọc răng khôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển, răng khôn có thể mọc ra thì bệnh nhân có thể biết được mình có răng khôn hoặc vô tình, tình cờ chụp film kiểm tra, chỉnh nha mới có thể biết được có răng khôn đang mọc.

Nói đến trình tự mọc răng, nhiều phụ huynh không biết rõ thứ tự mọc của từng bộ răng. Cụ thể, bộ răng sữa sẽ mọc đầu tiên, bao gồm 20 răng; đến năm 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng đầu tiên không phải răng phía trước mà là răng số 6. Đó là răng sẽ mọc ở vị trí trong cùng khi trẻ lên 6 . Sau đó sẽ thay răng cửa, răng nanh đến răng hàm và răng hàm lớn. Răng số 8 (răng khôn) là răng mọc sau cùng vì chức năng của răng khôn là ăn nhai và nghiền thức ăn nhưng đó là quy trình được quy định theo bộ gen của con người. Đó là trình tự mọc tự nhiên và không xảy ra việc răng số 8 mọc đầu tiên.

nhổ răng khôn có đau không 1

Răng khôn là những chiếc răng mọc ở vị trí cuối trong hàm trên và dưới 

 

Răng khôn không xử lý kịp thời sẽ có hậu quả gì?

Nếu không nhổ răng khôn kịp thời thì để lại biến chứng như thế nào?

Thứ 1: Răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến răng số 7. Cụ thể, có thể gây sâu răng số 7. Những trường hợp răng số 8 mọc sát gây sâu răng thì chúng ta phải nhổ răng số 8. 

Thứ 2: Biến chứng trường hợp răng số 8 gây áp xe, răng mọc lệch gây nên tình trạng lợi trùm. Nếu không nhổ ra gây ra tình trạng mủ, viêm, khít hàm, không há được miệng, không ăn uống được bình thường. 

Đặc biệt nguy hiểm hơn đối với phụ nữ. Phụ nữ trong độ tuổi mang thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ mà bị áp xe răng 8 sẽ gây ra ảnh hưởng thai nhi rất nhiều. Thậm chí những trường hợp nặng bắt buộc bệnh nhân đình chỉ thai nghén (dừng việc sinh con lại), vì áp xe bắt buộc nhập viện để can thiệp và mổ.

Trường hợp khác, chụp film mà thấy nang chân răng dưới, chắc chắn phải nhổ để lấy hết nang chân răng đó đi. Nếu để nang to có thể gây phá huỷ xương hàm. Đó là biến chứng rất ít người biết trừ khi gặp bác sĩ phẫu thuật.

Ngoài ra có thể liên quan đến trường hợp khớp cắn. Ví dụ có răng số 8 trên mà không có răng số 8 dưới và ngược lại. Thì răng sẽ trồi lên dẫn đến răng bị thòng thì bệnh nhân ăn nhai, di chuyển hàm sẽ cản trở khớp cắn. Dẫn đến đau răng, đau khớp thái dương hàm, thậm chí bị stress. Thì những trường hợp đó bs sẽ chỉ định nhổ răng số 8.

nhổ răng khôn có đau không 2

Đây là dấu hiệu mọc răng khôn điển hình

 

Khi nào cần phải nhổ răng khôn?

Thứ nhất, việc mọc răng còn tùy thuộc vào cơ địa, có nhiều người mọc răng vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, ngược lại, có người mọc răng lại rất đau, xuất hiện các tình trạng như viêm lợi, đau sốt, áp xe,.. khiến bệnh nhân không ăn được.

Thứ hai, phụ thuộc vào tình trạng răng miệng. Khi mọc răng sẽ diễn ra quá trình tách lợi, nếu bệnh nhân vệ sinh tốt, ăn uống giữ gìn sẽ không gây ra viêm nhiễm, áp xe, gây đau nhiều hơn.

Thông thường, nên nhổ răng khôn khi có chỉ định nhưng những trường hợp có chỉ định nhổ là răng không mọc thẳng và gây biến chứng. Cụ thể:

  • Răng khôn mọc nghiêng, mọc lệch, lệch 90 độ hoặc răng 8 bị sâu, vỡ; có răng 8 trên nhưng không có răng 8 dưới và ngược lại khi đó răng sẽ bị dài ra gây ra tình trạng giắt thức ăn khi ăn uống dẫn đến sâu răng số 7. 
  • Mọc răng khôn gây áp xe ở góc hàm
  • Một số trường hợp can thiệp bằng chỉnh nha như niềng răng,.., khi đó những trường hợp chỉnh nha sẽ có chỉ định nhổ răng số 8 
  • Ngoài ra, có các trường hợp bệnh nhân không đau nhưng khi chụp film X quang bác sĩ nhận thấy răng 8 mọc ngầm vào chân răng số 7 gây ngoại tiêu hoặc răng số 8 mọc gây ra nang chân răng, gây tổn thương, phá huỷ xương hàm. Những trường hợp này thường không thể phát hiện bằng mắt thường và cần can thiệp bằng việc chụp film X quang hoặc film CT

nhổ răng khôn có đau không 3

Răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh 

 

Nhổ răng khôn có đau và nguy hiểm không?

Câu hỏi “nhổ răng khôn có đau không” là câu hỏi phổ biến mà bất kỳ ai khi muốn nhổ răng khôn đều lo lắng. Câu trả lời là có, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố:

Thứ nhất: Bác sĩ phải chuẩn đoán dựa vào độ khó về vị trí mọc của răng khôn

Thứ 2: Răng khôn khó thì can thiệp sẽ phức tạp, có thể dẫn đến bệnh nhân bị đau hơn.

Thứ 3: Phụ thuộc vào trang thiết bị

Thứ 4: Phụ thuộc khả năng vô khuẩn của phòng khám. Là một trong những yếu tố sau khi bệnh nhân phẫu thuật có bị viêm nhiễm hay không. Ngoài ra phụ thuộc trình độ bác sĩ, trình độ cao phẫu thuật càng nhanh, tốc độ lành vết thương nhanh hơn nhiều.

Ngoài ra, còn ảnh hưởng bởi các yếu tố sau nhổ như:

  • Bệnh nhân về nhà vệ sinh không tốt
  • Bệnh nhân không dùng thuốc mà bị viêm nhiễm hoặc do vô trung không tốt cũng bị viêm nhiễm.
  • Còn 1 số nguyên nhân khác nữa như nhổ răng mà còn chân răng bên trong hoặc vỡ xương, tổ chức viêm còn nằm bên trong chưa lấy hết ra cũng là nguyên nhân làm đau

 

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn 

Nhổ răng không có đau không? – Câu trả lời chắc chắn là có. Nhổ răng không cũng giống như nhổ răng bình thường, có thể gây đau đớn. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc sẽ giúp giảm tình trạng đau đáng kể. 

Tuỳ thuộc vào cách thức phẫu thuật thì bác sĩ sẽ có hướng dẫn bệnh nhân cách thức chăm sóc phù hợp. Ví dụ như nhổ răng khôn mọc thẳng, hạn chế phẫu thuật tối thiểu, không rạch, khâu thì bệnh nhân chỉ cần ăn uống bằng thức ăn mềm trong vài ngày đầu. Sau khi ăn xong nên súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng thật sạch, dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Trường hợp có can thiệp bằng máy, khâu vết thương thì bệnh nhân cần chườm đá trong 15 phút hoặc chườm đến khi hết lạnh. Khi bệnh nhân chườm đá lạnh quá sẽ bỏ ra, khi hết lạnh thì lại chườm đá tiếp tục đến khi bệnh nhân đi ngủ trong vòng 24h đầu tiên. 

Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sưng nề to thì cần quay lại khám bác sĩ sau 3 ngày đầu. Bên cạnh đó, cũng có thể xuất hiện tình trạng bị tím tại vị trí sau khi nhổ, việc này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, tổ chức mô mềm lỏng lẻo nên khi nhổ răng có thể dẫn đến tụ máu. Nếu bệnh nhân đã được bác sĩ khuyến cáo từ trước thì việc này là biểu hiện bình thường. Sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, phần tím sẽ chuyển sang màu vàng và biến mất. 

 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về nhổ răng khôn có đau không và những kiến thức liên quan. Nếu có bất kỳ triệu chứng đau nhức nào, bạn nên đến ngay các sơ sở y tế uy tín để thăm khám cùng bác sĩ và tìm phương pháp điều trị phù hợp. 

Kiểm Duyệt Nội Dung

d87bc3fa4081461258cd273757d28afc?s=150&d=blank&r=g
Ban Biên Tập at Doctor Network | Website

Hơn 10 năm kinh nghiệm truyền thông marketing trong lĩnh vực y tế, sức khỏe.

Triển khai thành công các hoạt động truyền thông marketing, phát triển nội dung và xây kênh mạng xã hội cho các đối tác bệnh viện, phòng khám, bác sĩ và chuyên gia y tế khắp cả nước.

Hơn 6 năm kinh nghiệm tổ chức sản xuất các chương trình y tế uy tín hàng đầu Việt Nam, phối hợp cùng Đài Truyền hình Tp.HCM (HTV). Các chương trình tiêu biểu bao gồm Nhật Ký Blouse Trắng, Bác Sĩ Nói Gì, Alo Bác Sĩ Nghe, Nhật Ký Hạnh Phúc, Vui Khỏe Cùng Con, Bác Sỹ Mẹ, v.v.

Hợp tác toàn diện với hàng trăm bệnh viện và phòng khám, hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia y tế nhằm chung tay xây dựng nền tảng nội dung và dịch vụ y tế trên ứng dụng Doctor Network.

Share this post

Danh mục
Bài viết xem nhiều
Bài Viết Gần Đây

Tin tức liên quan