6 Câu hỏi phổ biến về chứng thèm ăn ở người thừa cân béo phì!


Tham vấn y khoa bởi Bác Sĩ:

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn

Phó viện trưởng
Viện phẫu thuật tiêu hóa

Follow

Chứng thèm ăn trong tiếng anh còn được gọi là food-carving là cảm giác mà một người cảm giác thèm ăn liên tục một loại thực phẩm hoặc nhiều loại thực phẩm nào đó. Chứng thèm ăn rất hay gặp ở những người đang có cân nặng dư thừa vì nó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ăn uống thái quá và cũng là nguyên nhân thất bại khi họ muốn giảm cân vì không thể giảm ăn do cảm giác thèm ăn. Vậy chứng thèm ăn do đâu mà có, nó thường xảy ra khi nào và khắc phục bằng cách nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây, được tham vấn bởi PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn! 

 

1. Chứng thèm ăn có phổ biến ở nhiều người hay không, khi nào nó là bình thường, khi nào nó  trở thành bệnh lý?

Khi hỏi bất kỳ ai về loại thực phẩm nào mà họ thèm thì hầu hết mọi người đều có thể kể ra một vài món mà không do dự. Các khảo sát ước tính rằng gần như 100% phụ nữ trẻ và gần 70% nam thanh niên có cảm giác thèm ăn một số món nào đó trong vòng 1 năm qua. Điều đó là bình thường ở hầu hết chúng ta?

thừa cân béo phì và chứng thèm ăn 1

Chứng thèm ăn là cảm giác phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi, giới tính 

 

2. Vì sao một số người nói rằng cảm giác thèm ăn luôn ở trong đầu của họ, dù họ muốn xua đi không muốn nghĩ tới nhưng nó lại luôn tồn tại?

Những người có cảm giác thèm ăn nói rằng những cơn thèm như vậy là “luôn luôn ở trong đầu bạn”, và các nghiên cứu cho thấy điều đó đúng. Thực tế là ở một số khu vực cụ thể của bộ não chịu trách nhiệm về trí nhớ và cảm giác khoái cảm, thứ mà chính là một phần thủ phạm cho các cơn thèm ăn.

Các xét nghiệm não cho thấy rằng các vùng lưu giữ trí nhớ của não (chịu trách nhiệm liên kết một loại thực phẩm cụ thể nào đó với sự tưởng tượng) có vai trò quan trọng đối với cảm giác thèm ăn hơn là trung tâm thưởng của não.

 

3. Một số người có nói là khi căng thẳng họ rất thèm ăn và làm họ tăng cân,  điều đó có đúng không?

“Thèm ăn phát sinh để thỏa mãn nhu cầu cảm xúc, chẳng hạn như làm dịu căng thẳng và giảm lo lắng”, Drewnowski, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về sở thích và hương vị thực phẩm.

Đối với nhiều người trong chúng ta, cảm giác thèm ăn tăng lên khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Carbonhydrate làm tăng nồng độ hormone serotonin, có tác dụng làm dịu cảm xúc. Và nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự kết hợp giữa chất béo và đường cũng có thể có tác dụng làm dịu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California tại San Francisco đưa chuột vào môi trường căng thẳng cao và phát hiện ra hai điểm chính: những con chuột bị căng thẳng thích ăn đường và chất béo. Khi chuột ăn chất béo và đường, não của chúng sẽ giảm căng thẳng kích thích tố liên quan.

 

4. Cảm giác thèm ăn thường làm cho bệnh nhân ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì. Vấn đề này có liên quan đến gen không? 

Theo một bài báo gần đây của Hiệp hội Tâm lý học Xã hội Hoa Kỳ, việc béo lên là một sự tiến hóa được tìm thấy trong gen của chúng ta.

Con người đã có thể sống sót qua thời kỳ đói kém và khó khăn trong suốt lịch sử do phần lớn khả năng của chúng ta để lưu trữ lượng calo dư thừa, có khả năng sử dụng trong một thời gian dài, như chất béo cơ thể. Ở một mức độ nào đó, cơ thể chúng ta có thể đã được lập trình để thèm các loại thực phẩm chứa nhiều calo.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn thiếu đa dạng có thể dẫn đến sự thèm ăn nhiều hơn. Nhưng hãy công nhận một sự thật hiển nhiên rằng: những thực phẩm chúng ta thường thèm ăn rất ngon và chúng ta thường có nhiều kỷ niệm thú vị liên quan đến chúng.

 

5. Cảm giác thèm ăn thường hay gặp với loại thức ăn nào (đường, béo)?

Tôi đã nghe thấy người ta nói rất nhiều rằng những thực phẩm carbohydrate rất khủng khiếp, khủng khiếp vì họ có cảm giác rất thèm ăn chúng. Khi tôi hỏi họ về những thực phẩm “carb” mà họ đang nói đến là những thực phẩm nào, họ thường đặt tên: Khoai tây chiên, Sô cô la, Kem vị tổng hợp, Bánh quy sô cô la, Macaroni và phô mai. 

thừa cân béo phì và chứng thèm ăn 2

Cảm giác thèm ăn được dành cho những thực phẩm có chứa chất béo, đường hoặc cả hai

Có một sự thật là khi bạn thèm những thực phẩm này, bạn không chỉ thèm ăn tinh bột, bạn cũng đang thèm chất béo! Theo Drewnowski, cảm giác thèm ăn được dành cho những thực phẩm có chứa chất béo, đường hoặc cả hai.

 

6. Làm thế nào để giảm cảm giác thèm ăn?

Không nhìn thấy không có nghĩa là không nghĩ đến

“Hạn chế chế độ ăn uống thậm chí còn làm cho cảm giác thèm ăn tồi tệ hơn”, Drewnowski cảnh báo. Tốt hơn là hãy rèn luyện mức độ kiểm soát đồ ăn của bạn. Bạn có thể thỏa mãn cơn thèm sô-cô-la bằng cách ăn 1 ít socola hoặc một thanh socola Snicker với kích thước nhỏ. Khi đó bạn còn kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn

Nhưng nếu bạn là một người có cảm giác thèm ăn vượt khỏi tầm kiểm soát (nghĩa là cuối cùng bạn ăn một hộp kem, một túi socola, hoặc một hộp bánh quy), điều đó sẽ phức tạp hơn. Nếu bạn không thể kiểm soát được cảm giác thèm ăn của mình thì tốt nhất bạn chỉ mua để dự trữ một lượng thực phẩm mà bạn mong muốn. Ví dụ mua 1 lát bánh mì thay vì mua cả túi to, mua 1 vài thanh sô- cô-la lẻ thay vì mua cả túi, hay chỉ mua một vài tập bánh quy cỡ nhỏ.

 

Thực hiện các lựa chọn ít calo hơn khi có thể

Nếu bạn tạo ra những chiếc bánh có hàm lượng calo thấp hơn, ít béo hơn, có vị ngon như những chiếc bánh thông thường, chúng có thể sẽ thỏa mãn cơn thèm bánh của bạn. Nếu bạn thèm soda và bạn uống một ly soda ăn kiêng thay vì một nửa ly soda thông thường, rất có thể nó sẽ rất là khác biệt

Khi Barbara Rolls, Tiến sĩ và các đồng nghiệp từ Đại học Bang Pennsylvania nghiên cứu 24 phụ nữ trẻ tại phòng thí nghiệm đại học của họ, họ đã tìm thấy:

  • Phụ nữ ăn các món ăn ít calo hơn, kích thước nhỏ hơn sẽ không cảm thấy đói bằng những người ăn một lượng lớn các món ăn thông thường.
  • Những người ăn kiêng thích hương vị của những món ăn kiêng ít calo cũng giống như vị của những món ăn thông thường.

Thực tế môi trường của chúng ta đang thúc đẩy cho việc ăn các món ăn bất lợi cho sức khỏe. Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên, kem rất dễ dàng để mua được bất kỳ nơi đâu. Chúng được quảng bá rầm rộ và chúng cũng rất rẻ.

 

Đừng để mình quá đói

Điều gì xảy ra khi bạn bỏ bữa, hoặc không ăn khi bạn thực sự đói? Sớm hay muộn, bạn sẽ bị quá đói và cuối cùng bạn ăn quá nhiều để bù đắp. Chính trong lúc cảm thấy cực kỳ đói này, chúng ta có xu hướng thèm các loại thực phẩm có dễ có khả năng thỏa mãn, ví dụ như một thanh kẹo. Lời khuyên là nếu chúng ta ăn nhiều bữa trong ngày có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hãy ăn nhạt nhất có thể.

 

Hãy bắt đầu với 1 nhật ký thèm ăn

Nếu bạn thực sự có vấn đề với cảm giác thèm ăn, hãy thử tự tạo một nhật ký thèm ăn trong 1 tháng. Hãy liệt kê ra các loại thực phẩm mà bạn hay cảm thấy thèm, những cảm xúc mà bạn thường thấy vào lúc đó, loại thức ăn nào mà bạn hay cảm thấy thèm và lượng bạn có thể ăn.

Khi mà bạn nhìn lại cuốn nhật ký đó, thì hãy hỏi bản thân mình rằng liệu đang có một xu hướng nào đó, ví dụ như thời gian cụ thể nào trong ngày mà bạn hay cảm thấy thèm ăn, và những tình huống nào mang lại cảm xúc ấy.

 

Hãy chọn các thực phẩm carbs tốt cho sức khỏe

Chúng ta đã thiết lập rằng cơ thể chúng ta để thèm các loại thực phẩm giàu chất béo và đường cao (hoặc tinh chế cao) vì chúng giúp cơ thể chúng ta bình tĩnh lại. Vì vậy thay vì đó nên chọn những loại “carbs thông minh”, ví dụ như ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả. Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể bạn lượng carbs mà bạn đang thèm muốn cùng với giá trị dinh dưỡng quý giá từ chất xơ, vitamin và khoáng chất.

thừa cân béo phì và chứng thèm ăn 3

Các loại rau giàu chất xơ có lợi cho sức khoẻ của người bị thừa cân béo phì 

 

Chăm sóc bản thân

Nếu chúng ta chăm sóc bản thân hàng ngày, chúng ta sẽ ít cảm thấy căng thẳng, tức giận, không vui, v.v. và do đó ít có cảm giác thèm đồ ăn hơn. Ví dụ chúng ta nên dành thời gian để lang thang cùng bạn bè, tập thể dục, đi mát-xa, thực hiện các hoạt động thể thao ưa thích. Bằng cách này thì bạn sẽ bớt có cảm giác căng thẳng, và cũng ít có cảm giác thèm ăn hơn.

Để giảm cảm giác thèm ăn, điều quan trọng là bạn có một lối sống lành mạnh hơn bằng cách tránh xa các stress, dành nhiều thời gian cho chăm sóc bản thân và thư giãn, kết hợp với một chế độ lựa chọn thực phẩm cho phù hợp. 

Nhớ rằng, việc thay đổi lối sống và thói quen ăn uống không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và dần dần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình! Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về thừa cân béo phì và chứng thèm ăn.

 

Kiểm Duyệt Nội Dung

d87bc3fa4081461258cd273757d28afc?s=150&d=blank&r=g
Ban Biên Tập at Doctor Network | Website

Hơn 10 năm kinh nghiệm truyền thông marketing trong lĩnh vực y tế, sức khỏe.

Triển khai thành công các hoạt động truyền thông marketing, phát triển nội dung và xây kênh mạng xã hội cho các đối tác bệnh viện, phòng khám, bác sĩ và chuyên gia y tế khắp cả nước.

Hơn 6 năm kinh nghiệm tổ chức sản xuất các chương trình y tế uy tín hàng đầu Việt Nam, phối hợp cùng Đài Truyền hình Tp.HCM (HTV). Các chương trình tiêu biểu bao gồm Nhật Ký Blouse Trắng, Bác Sĩ Nói Gì, Alo Bác Sĩ Nghe, Nhật Ký Hạnh Phúc, Vui Khỏe Cùng Con, Bác Sỹ Mẹ, v.v.

Hợp tác toàn diện với hàng trăm bệnh viện và phòng khám, hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia y tế nhằm chung tay xây dựng nền tảng nội dung và dịch vụ y tế trên ứng dụng Doctor Network.

Share this post

Danh mục
Bài viết xem nhiều
Bài Viết Gần Đây

Tin tức liên quan

Cơ hội rinh ngay 3 triệu đồng
This is default text for notification bar