4 điều quan trọng cần biết về thoái hoá cột sống!


Tham vấn y khoa bởi Bác Sĩ:

BS Nguyễn Thị Thiên Hương

Follow

Bạn có thường xuyên cảm thấy đau nhức, tê bì vùng lưng và cổ? Những cơn đau âm ỉ kéo dài, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn? Đó có thể là dấu hiệu của thoái hóa cột sống, một căn bệnh phổ biến nhưng không kém phần nguy hiểm. Đừng chủ quan với những cơn đau tưởng chừng như vô hại này, hãy cùng tìm hiểu về thoái hóa cột sống, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Bài viết được tham vấn bởi BS Nguyễn Thị Thiên Hương – chuyên khoa Y học cổ truyền.

 

Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Trong đó, thoái hóa đốt sống cổthoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.

Thoai-hoa-cot-song-1

Thoái hóa cột sống là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Theo đó, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.

Thông thường, bệnh diễn tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

  • Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Thoai-hoa-cot-song-2

Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống

  • Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

Nguyên nhân thứ phát

Ngoài nguyên nhân lão hóa thì còn nhiều nguyên nhân thứ phát khiến cột sống bị ảnh hưởng, bao gồm:

  • Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
  • Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

Biến chứng của thoái hóa cột sống

Cột sống bị thoái hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, tàn phế hoặc mất khả năng đi lại được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa đốt sống.

Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

  • Mất ngủ: Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa có thể cản trở lưu thông máu tới não, từ đó gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh, người bệnh có thể bị tê liệt một hoặc hai bên cánh tay. Dần dần, các bộ phận bị thoái hóa chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây mất kiểm soát vận động, khiến cơ thể khó vận động.
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật: Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến người bệnh mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau bầu ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Biến dạng cột sống: Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể làm việc hoặc vận động bình thường. Thay vào đó, họ phải đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài, điều này khiến cột sống thắt lưng bị biến dạng (gù, vẹo hoặc cong), ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.
  • Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ liệt.

Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống là một tình trạng phổ biến liên quan đến quá trình lão hóa, trong đó các đĩa đệm và khớp xương của cột sống mất dần sự linh hoạt và độ bền. Để phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là rất quan trọng. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của cột sống:

  • Tăng cường Canxi và Vitamin D: Canxi là thành phần cần thiết cho xương, trong khi Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống bằng cách tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, cá mòi, trứng, và rau xanh đậm.

Thoai-hoa-cot-song-3

Canxi là thành phần cần thiết cho xương, trong khi Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi

  • Omega-3 Fatty Acids: Các axit béo Omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và viêm trong các trường hợp thoái hóa cột sống. Cá hồi, chia seeds, hạt lanh, và hạt óc chó là những nguồn thực phẩm giàu omega-3.
  • Magnesium: Magnesium giúp duy trì chức năng cơ bắp và hệ thống thần kinh, đồng thời giữ cho xương chắc khỏe. Hãy thêm vào chế độ ăn của bạn các thực phẩm như hạt bí, hạnh nhân, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Protein: Protein là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mô xương và cơ. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, đậu, và các sản phẩm từ đậu nành.
  • Vitamin C và E: Cả hai loại vitamin này đều có tính chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào và mô khỏi tổn thương. Quả cam, dâu, hạt hướng dương, và hạt giống hướng dương là những nguồn tốt của vitamin C và E.
  • Nước: Duy trì đủ nước không chỉ quan trọng cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp giữ cho các đĩa đệm giữa các đốt sống đủ nước, từ đó giảm thiểu nguy cơ thoái hóa.
  • Giảm tiêu thụ thực phẩm gây viêm: Thực phẩm giàu đường, chất béo bão hòa, và chất béo trans có thể làm tăng viêm và đau. Hãy hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến, và đồ uống ngọt.

Nhớ rằng, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn, và thực hiện các biện pháp bảo vệ cột sống trong sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bệnh lý “Thoái hóa cột sống” và các kiến thức liên quan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. 

 

Kiểm Duyệt Nội Dung

Ban Biên Tập | Website

Hơn 10 năm kinh nghiệm truyền thông marketing trong lĩnh vực y tế, sức khỏe.

Triển khai thành công các hoạt động truyền thông marketing, phát triển nội dung và xây kênh mạng xã hội cho các đối tác bệnh viện, phòng khám, bác sĩ và chuyên gia y tế khắp cả nước.

Hơn 6 năm kinh nghiệm tổ chức sản xuất các chương trình y tế uy tín hàng đầu Việt Nam, phối hợp cùng Đài Truyền hình Tp.HCM (HTV). Các chương trình tiêu biểu bao gồm Nhật Ký Blouse Trắng, Bác Sĩ Nói Gì, Alo Bác Sĩ Nghe, Nhật Ký Hạnh Phúc, Vui Khỏe Cùng Con, Bác Sỹ Mẹ, v.v.

Hợp tác toàn diện với hàng trăm bệnh viện và phòng khám, hàng nghìn bác sĩ và chuyên gia y tế nhằm chung tay xây dựng nền tảng nội dung và dịch vụ y tế trên ứng dụng Doctor Network.

Share this post

Chuyên mục
Bài viết xem nhiều
Bài Viết Gần Đây

Tin tức liên quan